-
-
-
Tổng tiền thanh toán:0₫
-
SỬ DỤNG NƯỚC NHIỄM MẶN CÓ HẠI HAY KHÔNG?
Nước nhiễm mặn là gì?
Nước nhiễm mặn là hiện tượng nước có nồng độ muối hòa tan (NaCl là chủ yếu) vượt quá mức 300mg/lít theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho sinh hoạt (Quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT)
Nguyên nhân nước bị nhiễm mặn?
Trước đây khi nhắc đến nước nhiễm mặn thông thường người ta sẽ nghỉ ngay đến các vùng biển, đảo thì nước mới bị nhiễm mặn. Nhưng vào những năm gần đây thì tình trạng nước nhiễm mặn đang ngày càng dần xuất hiện nhiều ở các vùng quê như các khu vực Miền Tây. Vậy thì nguyên nhân nào đã gây nên tình trạng xâm nhập mặn ngày càng nhiều ở Việt Nam hiện nay?
Nguyên nhân tự nhiên:
- Do hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất ngàng càng nóng nên, điều đó dẫn đến hiện tượng băng tan nhanh đẩy mực nước biển dâng cao, xâm lấn vào đất liền. Gây nên ảnh hường đến mực nước ngầm ở ven biển và nguồn nước tại các tỉnh đặc biệt là khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Do biến đổi khí hậu: việc khí hậu đang ngày càng thay đổi nhiều khiến cho lượng nước mưa vào mùa khô đang ngày càng ít đi, dẫn đến lượng nước ngọt đang ngày càng khan hiếm vào những mùa khô tại các khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Nguyên nhân do con người:
- Do hoạt động trồng trọt sử dụng nguồn nước bề mặt không hợp lý và các loại phân bón làm ảnh hưởng đến mạch nước ngầm
- Do các hoạt động khai thác nước ngầm của người dân không hợp lý vô tình tạo điều kiện cho nước biển xâm lấn vào
- Xây dựng nhiều các đập thủy điện khai thác nước đầu nguồn tăng cao, gây nên tình trạng hạ lưu khan hiếm nước. Điều này dẫn đến những nơi có địa hình thấp sẽ dễ bị xâm nhập mặn nếu thủy triều dâng nên nước sông sẽ bị nhiễm mặn nhiều hơn.
CÁC TÁC HẠI MÀ NƯỚC NHIỄM MẶN ĐEM LẠI?
Hiện nay, rất nhiều khu vực bị nhiễm mặn đặc biệt là đối với các khu vực ven biển và Đồng Bằng Sông Cửu Long, tình trạng nhiễm mặn đã và đang ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân tại các khu vực đó.
Đối với con người:
- Sử dụng nước nhiễm mặn có thể gây nên các bệnh kích ứng ngoài da lang ben, viêm nang lông, ghẻ lở,...
- Ngoài những bệnh ngoài da thì nếu sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn lâu ngày sẽ gay nên lượng muối tích tụ trong cơ thể tăng cao tiềm ẩn cho bệnh sỏi thận.
- Đối với một số loại thuốc khi uống cùng với nước nhiễm mặn sẽ giảm tác dụng của thuốc, hoặc thậm chí gây nên tác dụng phụ của thuốc
- Sử dụng lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến bị giác do nước nhiễm mặn làm biến đổi hương vị của món ăn.
- Gây nên thiệt hại về vật chất như các đường ống và vật dụng trong nhà như bị rỉ sét, bám cặn, giảm tuổi thọ,...
Đối với canh tác trồng trọt nông nghiệp và công nghiệp:
- Sử dụng nước nhiễm mặn để tưới tiêu sẽ gây giảm năng suất cây trồng, suy thoái chất lượng đất trồng gây chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Trong ngành công nghiệp đối với các lò hơi nếu sử dụng nước nhiễm mặn lâu ngày sẽ gây nên hiện tượng cặn bám lâu ngày có thể gây cháy nổ làm hư hỏng máy móc.
CÁCH XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM MẶN
Tùy vào từng khu vực mức độ nước nhiễm mặn tại đó như thế nào và mục đích sử dụng nước mà sẽ có phương pháp xử lý phù hợp. Hiện nay, có các các xử lý như sau: Chưng cất nhiệt, Thẩm thấu ngược (công nghệ RO), Trao đổi ion,...
- Chưng cất nhiệt: đây là cách có từ rất lâu và đến nay vẫn được áp dụng. Đối với cách này chỉ cần dùng nhiệt để làm cho nước sôi đến lúc bay hơi sau đó ngưng tụ nước lại thành nước tinh khiết. Cách này giúp chúng ta tiết kiệm được chi phí và dễ dàng thực hiện nhưng chỉ ở quy mô nhỏ như phòng thí nghiệm.
- Thẩm thấu ngược (công nghệ RO): đây đang là phương án tối ưu và được sử dụng phổ biển nhất. Với phương án này chúng ta sẽ sử dụng màng lọc RO tùy vào độ mặn thì sẽ dùng màng nước lợ hay màng nước biển. Màng lọc RO nước biển là dòng màng dùng áp cao để có thể đẩy nước giữ muối lại cho ra dòng nước ngọt như mọi người mong muốn. Được sử dụng khá phổ biến tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và khu vực ven biển, đặc biệt là tàu đánh bắt xa bờ,...
- Trao đổi ion: khử độ mặn của nước bằng bể lọc H-cationit và OH-anionit, khi lọc nước ở bể lọc H-cationit, kết quả trao đổi các cation của muối hòa tan trong nước với các ion H+ của hạt cationit và các muối hòa tan sẽ biến thành axit tương ứng. Lọc tiếp thì nước đã khử được cation ở bể H-cationit, và sau khi qua bể lọc OH-anionit thì các hạt anionit sẽ hấp thụ nước từ các anion của những axit mạnh như Cl-, SO4 và nhả vào nước một số lượng tương ứng với anion OH-. Cách khử mặn này hiệu quả cao nhưng chi phí khá cao và khó vận hành.
Công ty TNHH Công nghệ thiết bị lọc Miền Nam chúng tôi chuyên cung cấp các thiết bị cho ngành lọc như: Bình lọc, Túi lọc, Vải lọc, Cốc lọc, Lõi lọc, Màng lọc RO, Màng lọc UF, Vỏ màng RO, Cột lọc, Vật liệu lọc, Xử lý sự cố tràn dầu,....
Để biết thêm thông tin và mua hàng vui lòng liên hệ:
Hotline/Zalo: 0903 144 714 - Mỹ Huyền
Email; kinhdoanh05@locmiennam.com