-
-
-
Tổng tiền thanh toán:0₫
-
CÁCH XỬ LÝ NƯỚC GIẾNG KHOAN NHIỄM MẶN
Nước nhiễm mặn hiện đang là tính trạng nghiêm trọng tại nhiều khu vực trên Thế Giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Hiện tại, nước nhiễm mặn xuất hiện ở khu vực ven biển, nơi bị nước biển xâm nhập sâu vào đất liền, gây nhiễm mặn cho các nguồn nước ngọt như sông, hồ, ao, suối và nước ngầm.
Đặc biệt, nếu nguồn nước giếng khoan bị nhiễm mặn thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân cũng như môi trường xung quanh, dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra những biện pháp xử lý cho nguồn nước giếng khoan bị nhiễm mặn hiệu quả nhất.
NƯỚC NHIỄM MẶN LÀ GÌ?
Nước nhiễm mặn là nước có chứa một hàm lượng muối hòa tan (chủ yếu là Natri clorua) cao hơn mức bình thường. Độ mặn của nước dựa trên các muối hòa tan được tính theo hàm lượng muối hòa tan dưới dạng phần nghìn (ppt) hay phần triệu (ppm).
Hiện nay, tại Việt Nam phân loại độ mặn của nước tính theo muốn hòa tan như sau:
Độ mặn của nước dựa trên các muối hòa tan theo ppt (Việt Nam)
Nước ngọt Nước lợ Nước mặn Nước muối
< 1 ppt 1 - 10 ppt >10 hoặc <30 ppt >50 ppt
NGUYÊN NHÂN NƯỚC GIẾNG KHOAN NHIỄM MẶN
Tại Việt Nam hiện nay tình hình nước bị nhiễm mặn ở các giếng khoan gần khu vực biển, sông, ao, hồ,... là rất nhiều. Hàm lượng muối hòa tan ở những nơi đó vã vượt quá mức cho phép là do những nguyên nhân chính như sau:
Nước biển xâm nhập mặn: do khai thác quá mức nên mạch nước ngầm tại những khu vực đó giảm, làm cho nước biển xâm nhập vào các tầng chứa nước gây nhiễm mặn cho nguồn nước giếng khoan.
Do hiệu ứng nhà kính: làm trái đất nóng lên gây nên hiện tượng băng tan nhanh đẩy mực nước biển lên cao, xâm lấn vào đất liền
Do biến đổi khí hậu: tình trạng mùa khô kéo dài làm hơi nước bốc hơi cao làm tăng độ mặn của nước
Do địa chất: do các tầng đất chứa hàm lượng muối hòa tan nhiều
Do hoạt động con người: con người sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón không đúng cách và khai thác nguồn nước ngầm quá mức nhưng không có sự tái tạo lại
TÁC HẠI KHI SỬ DỤNG NƯỚC GIẾNG KHOAN NHIỄM MẶN
Việc sử dụng nước giếng khoan bị nhiễm mặn cũng gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng cho đời sống của con người và môi trường xung quanh. Dưới đây là một số tác hại khi sử dụng nước bị nhiễm mặn gây nên:
Ảnh hưởng đến sức khỏe: gây các bệnh kích ứng da, tim mạch, huyết áp, thận,...
Ảnh hưởng đến cây trồng và vật nuôi: gây giảm năng suất cây trồng hoặc có thể gây chết cây, ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi
Thiệt hại về vật dụng: sử dụng nước nhiễm mặn lâu ngày sẽ bị rỉ sét, bám cặn, giảm tuổi thọ,...
Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày: sử dụng lâu ngày có thể làm giảm vị giác khi ăn uống
Hàm lượng muối hòa tan cơ bản cho sử dụng:
CÁC CÁCH XỬ LÝ NƯỚC GIẾNG KHOAN NHIỄM MẶN
Tùy vào khu vực và mức độ nhiễm mặn mà có phương pháp cải thiện nguồn nước khác nhau, dưới đây là một số phương pháp phổ biến:
Xử lý bằng Hệ thống lọc thẩm thấu ngược RO (Reverse Osmosis)
Nguyên lý sử dụng: sử dụng màng lọc RO là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay bởi nó loại bỏ hầu hết các ion muối, kim loại nặng và các tạp chất khác có trong nước, giúp cải thiện chất lượng nước giếng khoan nhiễm mặn rõ rệt. Có hai loại màng RO phù hợp để lựa chọn sử dụng:
Màng RO áp cao: có thể sử dụng cho khu vực nước có độ mặn ít hay nước lợ
Màng RO nước mặn (nước biển): sử dụng cho khu vực có độ mặn cao hoặc là nước biển
Ưu điểm: khả năng loại bỏ muối và tạp chất tốt, an toàn cho sức khỏe
Nhược điểm: chi phí đầu tư cao, cần bảo trì và thay định kỳ
Xử lý bằng phương pháp chưng cất nhiệt
Nguyên lý: dùng nhiệt để làm nước sôi đến lúc bay hơi sau đó ngưng tụ nước lại thành nước tinh khiết, đây là cách có từ rất lâu và đến nay vẫn được áp dụng.
Ưu điểm: loại bỏ được hoàn toàn muối, chi phí đầu tư không quá cao
Nhược điểm: chỉ ở quy mô nhỏ phòng thí nghiệm
Xử lý bằng phương pháp trao đổi ion
Nguyên lý: sử dụng bể lọc H-cationit và OH-anionit, nước qua bể lọc H-cationit, cation trong muối hòa tan kết hợp với các ion H+ của hạt cationit và các muối hòa tan sẽ biến thành axit tương ứng. Sau khi đã khử được cation ở bể H-cationit tiếp tục qua bể lọc OH-anionit thì các hạt anionit sẽ hấp thụ nước từ các anion của những axit mạnh như Cl-, SO4 và đưa vào nước một lượng tương ứng với anion OH-
Ưu điểm: hiệu quả loại bỏ muối cao
Nhược điểm: chi phí đầu tư ban đầu cao và khó vận hành
LƯU Ý KHI LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC GIẾNG KHOAN NHIỄM MẶN
Việc lựa chọn phương pháp xử lý nước giếng khoan bị nhiễm mặn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Độ mặn của nước: nên đo hàm lượng muối hòa tan có trong nước trước để lựa chọn phương pháp phù hợp
- Nhu cầu và mục đích sử dụng: tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng nhiều hay ít hoặc sử dụng nước cho sinh hoạt hay tưới tiêu mà chọn phương pháp
- Điều kiện kinh tế của gia đình, doanh nghiệp,...
- Điều kiện duy trì hệ thống và bảo trì định kỳ
KẾT LUẬN
Nước giếng khoan bị nhiễm mặn không còn quá xa lại với người dân, đặc biệt ở các khu vực ven biển hoặc Đồng Bằng Sông Cửu Long nên việc lựa chọn phương pháp xử lý như nào để đạt được hiệu quả tốt mà tiết kiệm được chi phí là vô cùng quan trọng. Quý khách hàng có thể liên hệ được tư vấn qua thông tin bên dưới:
Hotline/Zalo: 0903 144 714 - Mỹ Huyền
Email: kinhdoanh05@locmiennam.com