-
-
-
Tổng tiền thanh toán:0₫
-
VOCS LÀ GÌ? CÁCH XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
VOCs LÀ GÌ? CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐÂU?
VOCs là tên viết tắt của Volatile Organic Compounds có nghĩa là hợp chất dễ bay hơi. VOCs thường dùng để chỉ các hợp chất hữu cơ độc hại dễ bay hơi có trong không khí xuất từ nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo.
VOCs được biết đến với hai nguồn gốc chính là tự nhiên và nhân tạo
- Nguồn gốc tự nhiên: VOCs có thể phát sinh từ những loài thực vật, thảm thực vật, vi sinh, trong quá trình sống của thực vật thì chúng đã phóng thích vào không khí những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như isoprene, hợp chất này có thể kết hợp với một số chất khác gây nên ô nhiễm không khí. Những loại thực vật thải ra isoprene gặp thông thường như: cây Sồi, cây Dương, cây Bạch Đàn, những cây thuộc họ đậu (Fabaceae).
- Nguồn gốc nhân tạo: VOCs được thải ra từ các hoạt động công nghiệp là chính. Mỗi ngày có rất nhiều nhà máy sản xuất thải khí ra ngoài, chủ yếu là các nhà máy sản xuất sơn, sản xuất keo hồ, sản xuất thuốc nhuộm tóc, sản xuất vải, sản xuất mực,... Những nhà máy sản xuất này thường thải ra khí Formaldehyde, Formaldehyde là chất khí không màu có mùi nặng. Ngoài ra, Formaldehyde còn được phát sinh tại việc đốt nhiên liệu khí đốt, dầu hôi, than củi, hay cơ bản nhất là việc hút thuốc lá.
- Hiện nay còn có nhiều khí khác như: Ethanol, Butanal, Dichlorobenzene, Terpen, Acetone, Metylen clorua,...
TÁC HẠI CỦA VOCs MANG ĐẾN CÓ THẬT SỰ NGHIÊM TRỌNG?
Theo như nghiên cứu thì có tới 9% nguyên nhân gây ô nhiễm không khí đến từ hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOCs (theo Cơ quan Bảo vệ Môi sinh của Mỹ)
Theo American Lung Association (Hiệp hội các bệnh về phổi tại Mỹ) thì hậu quả mà VOCs có thể gây ra các bệnh như: gây khó chịu, cay ở da và mắt, gây nên tình trạng kích ứng như chóng mặt, nhức đầu nếu hít phải trong thời gian dài có thể gây ra các bệnh về gan, cơ và thận bị suy yếu.
Theo như chúng ta đã biết thì Ozon và CO2 là hai loại khí thải nhà kính ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của con người. Phản ứng quang hóa học xãy ra trong khí quyển khi: VOC + Ánh sáng + O2 + N2 —→ NO + O3 + CO2 + H2
Đôi khi xung quanh chúng ta tiếp xúc rất nhiều với VOCs nhưng có khi chúng ta không quan tâm như: bức tường vừa mới sơn xong, xăng dầu bị đổ, lớp keo hồ vừa dán xong,.... Cũng đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy hàm lượng VOCs trong nhà, trong văn phòng cao gấp 10 lần so với ngoài không khí bên ngoài.
VẬY LÀM SAO ĐỂ HẠN CHẾ TIẾP XÚC VỚI VOCs?
- Đối với cuộc sống con người: chúng ta có thể hạn chế một cách tối thiếu nhất từ cuộc sống hàng ngày như:
+ Không hút thuốc, đặc biệt là hút thuốc ở nơi đông người để tránh ảnh hưởng đến người khác
+ Hạn chế sử dụng các đồ vật trong gia đình có khả năng phát sinh VOCs nhiều
+ Hạn chế sử dụng các loại chất tẩy rửa có mùi quá nồng
+ Không nên trữ sơn ở trong nhà, đối với bàn ghế hay bức tường vừa sơn nên để cho khô sơn và bay hết mùi trước khi tiếp xúc
+ Có thể sử dụng máy lọc không khí
+ Đối với các nhà máy sản xuất, chế biến nên có biện pháp xử lý VOCs để giảm nồng độ trước khi thải ra môi trường bên ngoài
NHÀ MÁY XỬ LÝ VOCs BẲNG CÁCH NÀO TỐT NHẤT?
- Hiện nay, cách xử lý VOCs thông dụng nhất là dùng than hoạt tính có tính chất khử mùi.
- Than hoạt tính lọc khí thường dùng 3 dạng: than gáo dừa, than hình trụ, than viên tổ ong hình vuông.
Than hoạt tính tổ ong dạng viên đang là giải pháp tốt nhất dành cho lọc khí hiện nay, khi dùng loại than này quý khách hàng tiết kiệm được thời gian thay cũng như nhân công thay, than cũng hạn chế được lượng bụi thải ra hơn những loại than trước kia.
Quý khách hàng cần xử lý bao nhiêu kg VOCs có thể liên hệ với Công ty TNHH Công ty TNHH công nghệ thiết bị lọc Miền Nam để được tư vấn:
Hotline: 0903 144 714 - Mỹ Huyền
Email: kinhdoanh05@locmiennam.com